Đường dẫn video bài phát biểu của Giám đốc Trung tâm chăm sóc NCT Bách Niên Thiên Đức tại Phiên Giải trình sáng ngày 06/08 https://vtvgo.vn/ts/2226706?fbclid=IwAR1dy6rGQWDlS_VexOJ1dSaN1GtQkh3uGs_ov39NvQmFAF0YgB-05aJhG-Y
Sáng 06/08/2019, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban về các vấn đề xã hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm của Quản lí Nhà nước trong việc thực hiện chính sách trợ giúp với Người cao tuổi, Người khuyết tật, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh.
Tham dự Phiên giải trình có Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, đại diện lãnh đạo các cơ quan, Bộ, ngành hữu quan như Bộ Y tế, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục – Đào tạo, Giao thông – Vận tải, Kế hoạch – Đầu tư, Xây dựng,… đại diện Hội Người cao tuổi Việt Nam, Liên hiệp Hội về Người khuyết tật Việt Nam,…
Phát biểu khai mạc Phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đã nêu rõ, thực hiện chương trình giám sát và công tác năm 2019, trong khuôn khổ toàn thể của Ủy ban lần thứ 14, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình.
Toàn cảnh Phiên giải trình (Ảnh: Dưỡng lão Thiên Đức)
Cùng với quá trình phát triển không ngừng của đất nước về mọi mặt , các chính sách trong công tác chăm sóc Người cao tuổi, Người khuyết tật cũng ngày càng được bổ sung sao cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao đời sống thể chất và tinh thần của Người cao tuổi, Người khuyết tật. Về vấn đề phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội, theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, chính sách có nhưng chúng ta làm chưa tốt nên chưa khuyến khích được các doanh nghiệp trên toàn quốc tham gia vào lĩnh vực này. Bộ trưởng cho biết :”Nhưng tín hiệu vui là gần đây, thông qua việc chúng ta hợp tác cùng với Nhật Bản và Đức về đào tạo điều dưỡng viên, phát triển các cơ sở điều dưỡng thì nhiều doanh nghiệp, tôi biết là có gần 20 doanh nghiệp đã bắt tay vào các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc Người cao tuổi, Người khuyết tật theo mô hình của Nhật Bản. Nhiều cơ sờ còn cho biết, họ thậm chí còn kéo được phía Nhật Bản đầu tư vào”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho biết, Người cao tuổi hiện đang băn khoăn về độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội và đề nghị giảm tuổi hưởng từ 80 tuổi xuống 75 tuổi và giải pháp hỗ trợ khác cho vấn đề này.
Tại Phiên giải trình Về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với Người cao tuổi và Người khuyết tật, Ông Nguyễn Tuấn Ngọc – Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Giám đốc Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Bách Niên Thiên Đức đã có những phát biểu quan trọng về hạn chế cũng như giải pháp đề ra cho vấn đề được bàn luận.
(Ông Nguyễn Tuấn Ngọc – Ủy viên BCH Trung Ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Giám đốc Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Bách Niên Thiên Đức phát biểu tại Phiên giải trình) Ảnh: VTV
Với 19 năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ chăm sóc Người cao tuổi, bằng cả tâm và tầm, ông đã nhận ra rằng xã hội hiện nay đang dần chấp nhận mô hình chăm sóc Người cao tuổi tập trung tại các cơ sở dưỡng lão trên toàn quốc. Đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão giờ đây đã không còn là một quan niệm rằng đó là một hành động bất hiếu. Thay vào đó, sự ý thức hơn về việc chăm lo tuổi già cho cha mẹ ngày càng được nâng cao. Thế nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại một số những hạn chế, như sau:
Trước hết, ông Nguyễn Tuấn Ngọc khẳng định rằng, sự thiếu hụt nhân lực ngành Điều dưỡng chăm sóc Người cao tuổi là một trong những nguyên nhân gây nên sự phát triển không toàn diện của Ngành. Hiện tại, nghề chăm sóc Người cao tuổi chưa khẳng định được vị thế tại Việt Nam, Chương trình Nhân viên chăm sóc cơ bản cho Nghề chăm sóc Người cao tuổi hiện nay chưa được được quyết định triển khai, gây nên những khó khăn còn tồn tại trong thực tiễn công tác chăm sóc Người cao tuổi. Để ngăn chặn sự thiếu hụt nguồn nhân lực chăm sóc Người cao tuổi hiện nay, chúng ta cần có những quy định, quy chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển trong toàn ngành.
Ông Nguyễn Tuấn Ngọc cho rằng, trong công tác chăm sóc Người cao tuổi, việc thiếu trách nhiệm trong đóng lệ phí hàng tháng tại Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi của gia đình cũng tương đồng với việc bạo hành Người cao tuổi. Theo Luật đã quy định, hành vi này sẽ bị phạt từ 100.000 đến 300.000 nghìn đồng trên một lần vi phạm. Như vậy, mức phạt này chưa đủ sức răn đe, cần tăng mức xử phạt vi phạm.
Hiện nay, Người cao tuổi ngoại quốc còn gặp nhiều những khó khăn trong vấn đề pháp lý khi vào ở Nhà dưỡng lão tại Việt Nam, chính vì thế, chúng ta cần sớm có những quyết định tạo điều kiện để đưa Người cao tuổi ngoại quốc vào các cơ sở dưỡng lão. Đây cũng là một nguồn thu nhập đối với nhà dưỡng lão, và cũng là một nguồn thu nhập về thuế của Nhà nước để hỗ trợ cho những nhà dưỡng lão khác.” Ông Nguyễn Tuấn Ngọc cho biết.
Tổ chức Y tế Thế giới – WHO đã đến với Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Bách Niên Thiên Đức, cho biết rằng, việc xã hội hóa những cơ sở dưỡng lão là một điều vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của đất nước trong công tác chăm sóc Người cao tuổi. Bắc Kinh (Trung Quốc) là một thành phố thực hiện rất tốt việc xã hội hóa các cơ sở dưỡng lão. Tất cả các cơ sở bảo trợ của Nhà nước đều được xã hội hóa, tức là cho phép các doanh nghiệp tư nhân cùng hợp tác, hướng tới sự phát triển của xã hội. Tại Phiên Giải trình, ông Nguyễn Tuấn Ngọc khẳng định tầm quan trọng của việc xã hội hóa các cơ sở dưỡng lão tại Việt Nam, tuy nhiên, để dịch vụ này phát triển, rất cần sự hỗ trợ, nỗ lực từ nhiều phía.
Ông Nguyễn Tuấn Ngọc bày tỏ mong muốn rằng, các chính sách đã được đề ra cần đưa vào thực tế, nhằm góp phần tạo điều kiện cho các cơ sở dưỡng lão trong công tác chăm sóc Người cao tuổi. Việc miễn thuế Giá trị gia tăng 10% cho các cơ sở dưỡng lão chính thức được áp dụng từ ngày 1/7/2016 đã giúp cho các cơ sở dưỡng lão duy trì hoạt động có hiệu quả hơn. Ông cũng mong rằng, các Nhà lãnh đạo, các quý vị đại biểu có mặt tại Phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với Người cao tuổi và Người khuyết tật sẽ quan tâm nhiều hơn tới các cơ sở dưỡng lão để có thể thấy được những khó khăn cũng như hạn chế của nghề chăm sóc. Từ đó, tích cực thay đổi để phát triển toàn diện, mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho Người cao tuổi tại Việt Nam.
CÁC DỊCH VỤ TẠI BÁCH NIÊN THIÊN ĐỨC
Với 20 năm kinh nghiệm dẫn đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi, Dưỡng lão Thiên Đức có một đội ngũ điều dưỡng viên đều tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học Y tế chuyên nghiệp. Tất cả các nhân viên đều được đào tạo chuyên sâu về việc chăm sóc Người cao tuổi.
Chúng tôi cam kết luôn thực hiện theo tôn chỉ “Nhẹ nhàng – Nhân ái – Nhẫn nhịn – Nhã nhặn”, góp phần đem lại cho Người cao tuổi một không gian sống an lành, hạnh phúc, tràn đầy tình yêu thương.
Trung tâm đã tạo nên được những đặc tính riêng biệt cho dịch vụ chăm sóc Người cao tuổi từ chất lượng phục vụ, môi trường thân thiện, ấm cúng cho các cụ đến nghỉ dưỡng tại đây. Bằng sự tận tụy của các y bác sỹ, các kỹ thuật viên cùng kỹ năng chuyên môn thành thạo, chúng tôi đã hướng dẫn Người cao tuổi làm quen với chế độ sinh hoạt và tập luyện điều độ, khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe và giúp Người cao tuổi duy trì và hồi phục sức khỏe một cách tốt nhất.
Khá hay